Xu hướng các quốc gia trên thế giới liên kết hình thành các diễn đàn kinh tế, khối kinh tế, liên minh kinh tế đã trở nên quen thuộc và phổ biến. Trong mỗi tổ chức liên kết đều có các chính sách để các thành viên trong tổ chức thuận lợi trong việc hợp tác và cùng nhau phát triển. Trong đó có thể kể đến Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (viết tắt là APEC) mà Việt Nam là thành viên với chính sách nổi bật của Diễn đàn là Chương trình thẻ đi lại doanh nhân ABTC (hay còn gọi là thẻ APEC) tạo điều kiện cho doanh nhân các quốc gia thành viên khối APEC thực hiện các chuyến đi công tác ngắn hạn một cách dễ dàng.
Vậy thủ tục xin cấp thẻ APEC như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết “Hướng dẫn thủ tục xin cấp thẻ APEC năm 2023” dưới đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT |
1. Thẻ APEC là gì?
Chương trình thẻ đi lại doanh nhân APEC được ra đời với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân là công dân các quốc gia trong khối APEC thực hiện các chuyến đi công tác ngắn hạn vì mục đích hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư.
Thẻ APEC là thẻ do cơ quan có thẩm quyền của các nước khối APEC cấp cho Doanh nhân mang quốc tịch của nước đó cho phép Doanh nhân sở hữu nó được tự do đi lại trong các quốc gia khối APEC, trừ Mỹ và Canada mà không cần visa. (Canada và Hoa Kỳ là thành viên của khối APEC nhưng không tham gia chương trình thẻ APEC nên thẻ APEC chỉ được sử dụng tại 19 quốc gia còn lại trong khối APEC).
2. Tại sao doanh nhân nên làm thẻ APEC?
Với những đặc quyền được nêu dưới đây, doanh nhân nên sở hữu Thẻ apec, gồm:
– Miễn Visa đi 19 nước, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, New Zealand, Mexico, Chile, Brunei, Peru, Papua New Guinea và Việt Nam.
Doanh nhân chỉ phải thực hiện 1 quy trình thủ tục nhưng kết quả đạt được là visa của 19 nước với thời hạn sử dụng 5 năm. Đây thực sự là một tiện ích vượt trội giúp doanh nhân và công ty tiết kiệm rất nhiều chi phí nếu phải xin visa cho mỗi lần đi đến một nước. Doanh nhân sẽ không bị bỏ lỡ các lời mời, các buổi gặp gỡ, hội họp, thương thảo, đàm phán, tham quan,… vì bất kỳ lúc nào, Doanh nhân sở hữu thẻ APEC cũng có thể nhập cảnh vào 19 quốc gia thành viên khối APEC.
– Không phải làm thủ tục lưu trú và không giới hạn số lần đi đến các nước thành viên APEC. Thời gian lưu trú bằng Thẻ APEC tối đa đến 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh (quy định cụ thể tùy từng quốc gia).
– Ưu tiên giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh: đa phần các quốc gia tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC đều có lối đi dành riêng cho Doanh nhân tại các sân bay. Do đó, thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay đối với Doanh nhân sở hữu Thẻ APEC rất nhanh chóng và tiện lợi.
– Ưu tiên xem xét khi xin Visa đến các nước khác: Thẻ APEC được xem là một lợi thế để xin Visa các nước phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, …
3. Đối tượng nào được cấp thẻ APEC năm 2023?
Người được làm thẻ APEC phải là Doanh nhân làm việc trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải giữ các chức danh quản lý sau đây trong Công ty, doanh nghiệp, gồm:
1) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
2) Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên của công ty hợp danh, công ty TNHH;
3) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
4) Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty, doanh nghiệp;
5) Kế toán trưởng, các trưởng phòng của công ty, doanh nghiệp;
6) Trưởng chi nhánh của các công ty, doanh nghiệp.
4. Điều kiện để được cấp thẻ APEC năm 2023
Mỗi tỉnh thành được quyền ban hành Quy chế cấp và sử dụng thẻ APEC riêng áp dụng trên địa bàn tỉnh thành đó tùy vào tình hình hoạt động kinh tế cũng như chính sách phát triển của địa phương. Do đó, các điều kiện xin cấp thẻ APEC sẽ được quy định chi tiết và cụ thể đối với từng tỉnh thành.
Các điều kiện thường được quy định để Doanh nhân được cấp thẻ APEC năm 2023 có thể kể đến như sau:
∗ Nhóm điều kiện đối với Công ty, gồm:
1) Công ty, doanh nghiệp có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các công ty, doanh nghiệp ở các nước thành viên thuộc các nền kinh tế APEC.
2) Công ty chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, thuế, lao động, hải quan, …
3) Công ty có doanh thu sản xuất kinh doanh hoặc có kim ngạch xuất nhập khẩu theo quy định cụ thể của từng địa phương.
∗ Nhóm điều kiện đối với Doanh nhân, gồm:
1) Doanh nhân giữ các chức danh quản lý thuộc đối tượng xin cấp thẻ APEC theo quy định tại Mục 3.
2) Doanh nhân có tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
3) Doanh nhân có nhu cầu thường xuyên đi đến các nước khối thẻ APEC để hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác
4) Hộ chiếu của Doanh nhân còn thời hạn ít nhất 05 năm.
5. Xin thẻ APEC cần những giấy tờ gì
Thủ tục làm thẻ APEC được thực hiện qua 02 bước như hướng dẫn chi tiết tại Mục 6. Hồ sơ tương ứng với mỗi bước gồm các tài liệu sau:
a) Hồ sơ bước 1 – Xin quyết định chấp thuận của UBND cấp tỉnh
Hồ sơ làm thẻ APEC tại bước này có thể thay đổi tùy quy định của từng tỉnh, thành nhưng thường bao gồm các giấy tờ sau:
1) Văn bản xin phép sử dụng Thẻ APEC;
2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
3) Hợp đồng ngoại thương/cung cấp dịch vụ không quá 12 tháng kèm bộ chứng từ như: chứng từ thanh toán, L/C, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại,…;
4) Hộ chiếu của Doanh nhân;
5) Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Doanh nhân;
6) Hợp đồng lao động của Doanh nhân;
7) Giấy tờ liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của Doanh nhân;
8) Giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ.
b) Hồ sơ bước 2 – Xin cấp Thẻ APEC tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh
Theo quy định, hồ sơ xin cấp thẻ apec tại Cục quản lý xuất nhập cảnh gồm:
1) Tờ khai đề nghị cấp thẻ;
2) 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền màu trắng;
3) Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của UBND cấp tỉnh;
Ngoài ra, khi nộp, Cục còn yêu cầu cung cấp các giấy tờ sau:
4) Hộ chiếu của Doanh nhân;
5) Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Doanh nhân;
6) Hồ sơ pháp nhân của công ty.
6. Hướng dẫn các bước xin cấp thẻ APEC năm 2023
Để làm thẻ APEC, Công ty và Doanh nhân cần thực hiện qua 2 bước như sau:
a) Bước 1: Xin Quyết định chấp thuận của UBND cấp tỉnh về việc cho phép sử dụng thẻ APEC.
∗ Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Công ty chuẩn bị bồ hồ sơ giai đoạn theo hướng dẫn tại mục 5 và nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước được UBND cấp tỉnh chỉ định để tiếp nhận hồ sơ nơi mà Công ty đặt trụ sở. Số lượng bộ hồ sơ tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh thành.
∗ Giải quyết hồ sơ:
Tại giai đoạn này, UBND cấp tỉnh sẽ tổng hợp ý kiến của các cơ quan ban ngành về tình hình chấp hành pháp luật của Công ty và Doanh nhân, như: Công an, Cục Thuế, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Công thương (Các cơ quan ban ngành cho ý kiến về hồ sơ xin cấp thẻ APEC có thể thay đổi tùy theo quy định riêng mỗi tỉnh thành).
Dựa trên ý kiến của các cơ quan này, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định có chấp thuận cho Doanh nhân Công ty sử dụng Thẻ APEC hay không.
Thời gian xử lý hồ sơ phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, doanh nhân cũng như thời gian xác minh, thẩm định hồ sơ của các cơ quan. Thời gian trung bình để Công ty có được kết quả ở bước này là khoảng 2-4 tháng kể từ khi nộp đủ bộ hồ sơ hợp lệ.
b) Bước 2: Nộp hồ sơ cấp thẻ APEC tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh.
∗ Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Sau khi có chấp thuận của UBND cấp tỉnh, Doanh nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp thẻ APEC giai đoạn 2 theo hướng dẫn tại mục 5 và trực tiếp nộp hồ sơ, nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
∗ Giải quyết hồ sơ:
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh sẽ hỏi ý kiến của 18 quốc gia thuộc khối APEC. Quốc gia nào phản hồi đồng ý hồ sơ sẽ được in trên mặt sau của thẻ APEC cấp cho Doanh nhân.
Thời gian xin ý kiến 18 nền kinh tế thành viên tham gia Thẻ APEC theo quy định là 21 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của công ty. Tuy nhiên, thời gian thực tế phụ thuộc vào ý kiến phản hồi của các nền kinh tế thành viên tham gia Thẻ APEC. Tùy vào chính sách xuất nhập cảnh hoặc tình trạng kinh tế xã hội của quốc gia đó mà họ có thể trả lời chậm hơn bình thường.
Thời gian giải quyết hồ sơ trong gian đoạn này trung bình là khoảng 3- 4 tháng kể từ ngày nộp đủ bộ hồ sơ hợp lệ.
7. Làm thẻ APEC có khó không?
Thủ tục xin cấp thẻ APEC trải qua 02 giai đoạn với tổng thời gian thực hiện trung bình nêu tại mục 6 là từ 6-8 tháng. Vì tính năng ưu việt mang lại rất nhiều quyền lợi cho người mang thẻ nên cơ quan nhà nước phải kiểm tra và thẩm định hồ sơ rất chặt chẽ. Sau đây là những vấn đề thường gặp khi xin cấp thẻ APEC:
∗ Trong giai đoạn 1 – Xin quyết định chấp thuận của UBND tỉnh:
Giai đoạn này được xem là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất vì đây là giai đoạn UBND tỉnh thẩm định tình trạng của doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện xin cấp thẻ APEC hay không. Các cơ quan ban ngành tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật của Doanh nhân và Công ty xin cấp thẻ, đồng thời xác minh năng lực của Công ty thông qua kiểm tra hồ sơ hoặc xác minh trên thực tế hoạt động của Công ty.
Những vấn đề mà các Doanh nhân và Công ty xin cấp thẻ APEC thường gặp nhất trong giai đoạn này là:
– Doanh nhân không chứng minh được nhu cầu sử dụng thẻ APEC, nghĩa là không chứng minh được nhu cầu đi lại đến các nước thành viên khối APEC.
– Công ty không chứng minh được năng lực sản xuất và hợp tác với các Công ty thuộc các nước khối APEC, ví dụ như không có hợp đồng ngoại thương với các quốc gia khối APEC hoặc không đủ giấy tờ chứng từ thực hiện hợp đồng…
– Doanh nhân và Công ty có sự vi phạm pháp luật và không khắc phục kịp thời. Các vi phạm phổ biến là: Công ty nợ tiền thuế, không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội, vi phạm hải quan… Một số tỉnh thành xem xét rất kĩ về vấn đề này, thậm chí từ chối hồ sơ xin cấp thẻ ngay nếu phạt hiện vi phạm của công ty dù công ty đã khắc phục hay chưa.
∗ Trong giai đoạn 2 – Xin cấp thẻ APEC tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh:
Hồ sơ tại giai đoạn này là để xin ý kiến từ các nước thành viên khối APEC, tuy nhiên, một số nước có thể sẽ từ chối, không chấp thuận cấp thẻ APEC cho Doanh nhân vì lý do:
– Doanh nhân đã từng vi phạm về thời hạn xuất cảnh hoặc doanh nhân đã từng vi phạm pháp luật nước đó.
– Tùy theo quy định pháp luật của các quốc gia, Doanh nhân đã được cấp một loại visa khác đang có hiệu lực tại thời điểm xin cấp thẻ APEC thì có thể sẽ bị từ chối cấp mới thẻ APEC.
Nói tóm lại, nếu Công ty của bạn tự thực hiện thủ tục nhưng không nắm rõ các điều kiện xin cấp thẻ APEC, không có kinh nghiệm đánh giá, xử lý và giải trình hồ sơ thì khả năng hồ sơ bị từ chối rất cao.
8. Dịch vụ làm thẻ APEC
Trung tâm làm Thẻ APEC là đơn vị làm Thẻ APEC chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả để khách hàng có thể sở hữu chiếc Thẻ APEC quyền lực.
Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm, Chúng tôi mang lại những lợi thế sau cho Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ tại Trung tâm làm Thẻ APEC:
– Tư vấn, đánh giá hồ sơ hoàn toàn miễn phí;
– Dịch vụ trọn gói cấp mới Thẻ APEC, cấp lại thẻ APEC;
– Tỉ lệ xử lý thành công hồ sơ: 100%;
– Chi phí cạnh tranh, hợp lý nhất;
– Nhiều kinh nghiệm và quan hệ tốt với cơ quan Nhà nước;
– Nhiều dịch vụ hậu mãi hấp dẫn và hữu ích: tư vấn lập báo cáo tình hình sử dụng thẻ APEC hàng năm miễn phí, tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu công ty miễn phí.
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:
TRUNG TÂM LÀM THẺ APEC
Địa chỉ: 109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – Hotline: 0938.548.101
Email: info@cis.vn